Kế hoạch 1547 KH SGDĐT 2025 tổ chức hoạt động hè cho học sinh năm 2025 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ra sao?

Mr Phan 0983120120

Ngày 13/5/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Kế hoạch 1547/KH-SGDĐT năm 2025 Tải về Tổ chức hoạt động hè cho học sinh năm 2025 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Theo nội dung Kế hoạch 1547/KH-SGDĐT năm 2025, tổ chức hoạt động hè cho học sinh, học viên và trẻ em năm 2025 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đối với cấp học phổ thông cụ thể như sau:



Nếu có cần tư vấn ? Đừng ngần ngại Liên hệ hotline chăm sóc khách hàng 0983120120 hoặc TƯ VẤN

    DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC


    (1) Công tác phối hợp bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương

    Khi kết thúc năm học nhà trường chủ động phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội tại địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chức bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương và tiếp nhận học sinh trở lại khi tựu trường năm học mới.

    (2) Công tác giáo dục đạo đức lối sống, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc và phổ biến giáo dục pháp luật

    - Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, của ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống ứng phó với thiên tai, tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, xâm hại, bạo lực trẻ em, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, dịch bệnh, các chất gây nghiện “núp bóng” các vỏ bọc, hình thức như: tem giấy, bùa lưỡi, trà sữa, bánh quy, phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá mới..., có hình thức phù hợp để tuyên truyền Luật Trẻ em 2016Luật Thanh niên 2020Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024Luật Phòng cháy, chữa cháy 2021Luật Phòng, chống ma túy 2021Luật Phòng, chống tội phạm mua bán người 2024,...

    - Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân dịp 78 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025), tổ chức thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách.

    - Nhà trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương, phát hiện, có biện pháp xử lý kịp thời đối với những học sinh có biểu hiện chưa ngoan. Kiên quyết không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo học sinh tham gia vào các tệ nạn xã hội, hoạt động tuyên truyền tôn giáo trái phép và các hoạt động vi phạm pháp luật.

    (3) Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng sống và tập luyện thể dục thể thao

    - Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ở câu lạc bộ, thư viện, nhà văn hóa, sân chơi thể thao... của địa phương, nhà trường.

    - Căn cứ điều kiện của nhà trường, nguyện vọng của cha mẹ học sinh, nhà trường chủ động phối hợp với các Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện pháp lý để tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh; quan tâm nắm bắt tâm lý, sức khỏe tâm thần của học sinh, chú trọng công tác tư vấn cho học sinh trước kỳ nghỉ hè.

    - Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao tại địa phương, trong trường, cụm trường. Lựa chọn đưa một số trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi học sinh vào các buổi sinh hoạt.

    - Trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống xâm hại, lạm dụng tình dục, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

    - Tạo điều kiện lắp đặt “Bể bơi thông minh" tại các nhà trường để tổ chức các lớp dạy bơi nhằm phổ cập bơi, nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh. Khuyến khích vận động cha mẹ học sinh cho con em tham dự các lớp học bơi trong dịp hè.

    - Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh; Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh có ý thức phòng, tránh tai nạn đuối nước. Không tắm, bơi ở nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nơi có địa hình hiểm trở. Tăng cường giáo dục, định hướng cho học sinh ý thức sử dụng internet theo hướng lành mạnh, an toàn, bổ ích.

    - Khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường như thư viện, nhà thể chất, sân vận động, bể bơi cho học sinh vào ôn tập, đọc sách, báo, tài liệu, hoạt động vui chơi, giải trí, tập luyện.

    - Tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh được lựa chọn tham gia thi đấu các môn thể thao do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong tháng 6/2025.

    - Tổ chức các câu lạc bộ trên tỉnh thần tự nguyện, đúng quy định, tuyệt đối không bắt buộc, áp đặt học sinh tham gia dưới mọi hình thức.

    (4) Hoạt động ôn tập văn hóa trong hè cho học sinh

    Các nhà trường, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên lập kế hoạch ôn tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh yếu, kém. Bố trí thời gian hợp lý để tổ chức thi và xét lên lớp cho những học sinh thuộc diện thi lại, học sinh phải rèn luyện trong hè. Nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào, không tổ chức dạy trước chương trình; ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp năm học 2025 - 2026, thực hiện nghiêm túc những quy định Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.

    (5) Hoạt động xã hội, lao động công ích, tình nguyện

    Phối hợp tổ chức cho học sinh tham gia các đội, nhóm thanh niên tình nguyện trên địa bàn dân cư do Đoàn Thanh niên địa phương quản lý trong đó tập trung vào Chương trình “Tiếp sức mùa thi", chiến dịch “Mùa hè xanh"...

    - Phối hợp tổ chức cho học sinh tham gia giữ gìn thủ đô Xanh - Sạch - Đẹp tích cực tham gia phong trào vệ sinh môi trường tại địa phương, tham gia vệ sinh, tu sửa trường, lớp chuẩn bị cho năm học mới.

    Kế hoạch 1547 KH SGDĐT 2025 tổ chức hoạt động hè cho học sinh năm 2025 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ra sao?

    Kế hoạch 1547 KH SGDĐT 2025 tổ chức hoạt động hè cho học sinh năm 2025 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ra sao? (Hình từ Internet)

    Độ tuổi học sinh Tiểu học, THCS, THPT ra sao?

    Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi giáo dục phổ thông như sau:

    (1) Các cấp học và độ tuổi của học sinh tiểu học, THCS, THPT (giáo dục phổ thông) được quy định như sau:

    - Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

    - Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

    - Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

    (2) Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại mục (1) bao gồm:

    - Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

    - Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    (3) Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

    (4) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại (2).

    Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?

    Căn cứ theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:

    (1) Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    (2) Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

    (3) Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

    (4) Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.